Một số thông tin về bảng cân đối liên ngành IO

08/11/2021 - 03:17 PM
Điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian và lập bảng cân đối liên ngành (gọi tắt là điều tra IO) là một trong các cuộc điều tra quan trọng của ngành Thống kê có chu kỳ 5 năm. Ngày 09/7/2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 1176/QĐ-TCTK về việc điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian.

Đến nay, Tổng cục Thống kê đã thực hiện 5 cuộc điều tra IO cho các năm 1989, 1997, 2000, 2007 và 2012.

Năm lập

Cỡ bảng
(sản phẩm x SP)

Loại bảng/loại giá

Phương pháp

1989

54x54

Cạnh tranh/Giá hiện hành

Điều tra toàn bộ kết hợp ĐT mẫu, trực tiếp, lập từ ma trận nguồn và sử dụng

1996

97x97

Cạnh tranh/Giá hiện hành

Điều tra toàn bộ kết hợp ĐT mẫu, lập thẳng IOT không qua SUT

2000

112x112

Cạnh tranh/Giá hiện hành

Điều tra toàn bộ kết hợp điều tra mẫu, trực tiếp, lập IOT từ SUT

2007

138x138

Cạnh tranh/Giá hiện hành

Điều tra toàn bộ kết hợp điều tra mẫu, lập IOT từ SUT

2012

164x164

Cạnh tranh/Giá hiện hành

Điều tra toàn bộ kết hợp điều tra mẫu, lập IOT từ SUT


 
Theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia, cuộc điều tra IO lần thứ 6 sẽ thực hiện vào năm 2018. Tuy nhiên, do năm 2020, Tổng cục Thống kê dự kiến tiến hành chuyển đổi năm gốc so sánh và theo khuyến nghị của cơ quan Thống kê Liên hợp quốc thì năm thực hiện điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian (IC) và lập bảng cân đối liên ngành (IO) cần trùng với năm gốc so sánh (chỉ có hệ số chi phí trung gian của năm gốc) nên Lãnh đạo Tổng cục đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cuộc điều tra IO lần 6 từ năm 2018 sang năm 2021 để biên soạn bảng IO cho năm 2020.

Bảng IO là trung tâm của Hệ thống Tài khoản quốc gia (TKQG), mô tả toàn diện nhất mọi khía cạnh của một nền kinh tế từ cấu trúc kinh tế, các mối quan hệ liên ngành, các tác động, ảnh hưởng, liên kết ngược, xuôi, lan tỏa… giữa nội bộ các cấu phần kinh tế, giữa các tác động ngoại lai với các cấu phần kinh tế và ngược lại… Thông qua bảng IO, mọi quan hệ phức tạp, đan xen, liên kết, các luồng luân chuyển của các giá trị/sản phẩm trong nền kinh tế được mô tả đầy đủ, tương thích và logic nhất.

Bảng IO có những ứng dụng quan trọng trong công tác chuyên môn như: (1) Kiểm định tính chính xác của số liệu GDP tính theo 3 phương pháp; (2) Sử dụng làm quyền số để chuyển các chỉ tiêu giá trị theo giá hiện hành về giá so sánh và ứng dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô như nghiên cứu cấu trúc kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa cung và cầu của nền kinh tế, đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất bởi yếu tố ngoại sinh, hội nhập kinh tế quốc tế,…

Qua bảng IO của một số thời kỳ các nhà quản lý, điều hành nền kinh tế, các nhà nghiên cứu và đông đảo người sử dụng sẽ thấy được công nghệ sản xuất của nền kinh tế thay đổi như thế nào; sẽ thấy được chất lượng tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ; thấy được vai trò của các ngành kinh tế theo nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các ngành qua các liên kết xuôi và liên kết ngược của chúng.

Bảng IO được kết cấu thành 3 khối


 
Tiêu dùng trung gian (ID) Sử dụng cuối cùng (FD) Tổng sử dụng
Ngành 1 Ngành n
Chi phí trung gian (II) theo ngành sp Fij (aij) Y Xj
Ô I Ô II  
(Sản phẩm x sản phẩm hoặc ngành kinh tế x ngành kinh tế) (Véc tơ cột) (Véc tơ cột)
Giá trị tăng thêm Vj      
 
Ô III
 
     
     

- Khối 1 (Ô I): Thể hiện toàn bộ chi phí đầu vào cho sản xuất (gọi tắt là chi phí trung gian Fij) của các ngành kinh tế/sản phẩm, bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. Phần tử Fij của ma trận F thể hiện ngành j sử dụng sản phẩm i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm j.

- Khối 2 (Ô II): Thể hiện toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế. Sử dụng cuối cùng của nền kinh tế bao gồm tiêu dùng cuối cùng (Chính phủ, hộ gia đình và đơn vị vô vị lợi phục vụ hộ gia đình); tích luỹ tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động), xuất khẩu và nhập khẩu.

- Khối 3 (Ô III): Thể hiện giá trị tăng thêm do các ngành tạo ra từ hoạt động sản xuất; thu nhập của người lao động; thuế trừ trợ cấp sản phẩm; khấu hao tài sản cố định và thặng dư/thu nhập hỗn hợp.

Khi lập được bảng IO cho 1 năm, cũng đồng thời đã cân đối được GDP theo 3 phương pháp: Sản xuất, thu nhập và sử dụng./.
                                                          (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top