Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

13/06/2019 - 09:39 AM
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thống kê năm 2019 là tổ chức thành công cuộc Tổng  điều tra dân số và nhà ở đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018. Đây là cuộc Tổng điều tra quan trọng nhằm thu thập những thông tin thống kê về dân số và nhà ở của trên 26 triệu hộ gia đình trên phạm vi cả nước và những người Việt Nam đang công tác, làm việc ở nước ngoài để các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ có thêm thông tin ban hành các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để đánh giá chất lượng dân số và có ứng xử thích hợp với các vấn đề về an sinh xã hội, lao động, việc làm,của quốc gia trong knguyên svà trí tuthông minh.
 
Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
 
Với tầm quan trọng như vậy, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT 2019) đã được Chính phủ quan tâm, ưu tiên nguồn lực, bố trí kinh phí triển khai thực hiện, Điều 6, Quyết định số 772/QĐ-TTg nêu rõ: “Kinh phí thực hiện Tổng điều tra do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong năm 2018, năm 2019 và năm 2020 để đáp ứng việc thực hiện các công tác chuẩn bị và thực hiện Tổng điều tra. Kinh phí thực hiện Tổng điều tra giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”.
 
Thực hiện yêu cầu “Siết cht kỷ lut tài chính - ngân sách nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước” theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, việc quản lý và sử dụng kinh phí cuộc Tổng điều tra cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
 
1. Tăng cường công khai, minh bạch
 
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã bổ sung những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về công khai ngân sách theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng công khai; công khai gắn với minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nội dung công khai chi tiết, rõ ràng hơn giúp người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, lập dự toán ngân sách, đến khâu thực hiện và quyết toán ngân sách. Qua đó, tạo điều kiện để người dân tham gia góp ý, giám sát, giúp các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến của người trực tiếp thụ hưởng.
 
Cuộc TĐT 2019 có phạm vi, quy mô lớn với sự tham gia của các Bộ, ban, ngành trung ương; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 713 quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Trong khi đó yêu cầu về thời gian thu thập thông tin rất gấp rút, khẩn trương (tổng số là 25 ngày, bắt đầu từ ngày 01/4/2019). Do vậy, lực lượng tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra rất đông đảo, bao gồm: Ban Chỉ đạo các cấp (từ cấp Trung ương đến cấp xã); lực lượng công chức, viên chức ngành Thống kê, đặc biệt là sự tham gia đông đảo của lực lượng điều tra viên, tổ trưởng, người vẽ sơ đồ, lập bảng kê lên đến hơn 300 nghìn người (thực hiện điều tra trên 26 triệu hộ toàn bộ). Do lực lượng tham gia đông đảo như vậy nên việc phổ biến công khai, minh bạch về tài chính (dự toán kinh phí, nội dung, định mức chi) có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Triển khai tốt hoạt động này sẽ góp phần hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, ngăn chặn hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt, cắt xén kinh phí, đảm bảo việc sử dụng kinh phí thực hiện đúng quy định và hiệu quả. Việc công khai, minh bạch được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có việc bắt buộc phải được công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị sử dụng, quản lý ngân sách. Tập trung chủ yếu vào các nội dung quan trọng sau đây:
 
- Một là, công khai dự toán được giao: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sử dụng kinh phí Tổng điều tra do ngân sách cấp tiến hành công khai bằng các hình thức khác nhau đến từng đơn vị, cá nhân theo quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách và Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
 
-   Hai là, công khai nội dung, định mức chi: Công khai từng nội dung, định mức chi của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (BCĐTW), Tổng cục Thống kê hướng dẫn nội dung định mức chi cụ thể hóa của Ban Chỉ đạo và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố đến từng công chức, điều tra viên, tổ trưởng,… để những người tham gia cuộc Tổng điều tra cũng như người dân có thể giám sát việc sử dụng, quản kinh phí trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, hạn chế tối đa hành vi cắt giảm quy trình điều tra, cắt giảm định mức kinh phí, sử dụng kinh phí Tổng điều tra để thực hiện các công việc khác; gian lận trong việc chi trả tiền thuê điều tra viên thu thập thông tin; thuê, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm,… phục vụ cuộc Tổng điều tra, đảm bảo kinh phí được sử dụng một cách tiết kiệm hiệu quả nhất.
 
2. Hướng dẫn cụ thể, chi tiết
 
Để các đơn vị dự toán, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh của cuộc Tổng điều tra quản lý, sử dụng kinh phí có hiệu quả, BCĐTW (Tổng cục Thống kê), với vai trò là Cơ quan thường trực của cuộc Tổng điều tra đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nội dung, định mức chi cho các công việc trong Tổng điều tra từ khâu lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 109/2006/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê và Tổng điều tra thống kê quốc gia và các văn bản quy định chế độ tài chính khác như: Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ     Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,….
 
Cuộc TĐT 2019 là cuộc Tổng điều tra đầu tiên thực hiện thu thập thông tin bằng thiết bị cầm tay thông minh (CAPI) thay cho phương pháp điều tra bằng phiếu giấy truyền thống (PAPI). Do vậy, Tổng cục Thống kê đã chủ động đưa ra các hướng dẫn cụ thể, kịp thời việc sử dụng kinh phí thuê thiết bị điều tra, mạng internet,… phù hợp với thực tế, đồng thời đảm bảo kinh phí được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhất. Căn cứ quy định tại Thông tư số 109 và phương án Tổng điều tra, BCĐTW đã ban hành Công văn số 07/BCĐTW-VP ngày 06/9/2018 về việc hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí điều tra tổng duyệt và Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và Công văn số 1252/TCTK-KHTC ngày 20/11/2018 về việc hướng dẫn nội dung chi, định mức chi trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đợt 2. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hướng dẫn các Ban Chỉ đạo cấp huyện và Chi cục Thống kê cấp huyện để thống nhất cách thức tổ chức thực hiện dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí phù hợp với thực tế, chứng từ chi tiêu đảm bảo đúng các nội dung quy định, hợp pháp và phù hợp với chế độ tài chính hiện hành.
 
3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
 
Một trong những công cụ quan trọng để tăng cường hiệu quả sử dụng kinh phí Tổng điều tra là thanh tra, kiểm tra của BCĐTW, Tổng cục Thống kê, đặc biệt là của Ban Chỉ đạo và Cục Thống kê cấp tỉnh trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí.
 
Xác định đây là cuộc Tổng điều tra quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thống kê trong năm 2019, Tổng cục Thống kê sẽ tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong nội bộ các đơn vị dự toán và kiểm tra của cấp trên đối với
cấp dưới (Trung ương, tỉnh và huyện) về công tác quản lý kinh phí cuộc Tổng điều tra. Trong năm 2018 và 2019, Tổng cục Thống kê đã thực hiện tập huấn cho các đối tượng tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Tổng điều tra; đồng thời xây dựng các kế hoạch triệu tập công chức tham gia làm quan sát viên, giám sát, kiểm tra, một mặt trang bị kiến thức, những nội dung chuyên môn nghiệp vụ Tổng điều tra, đồng thời cung cấp các thông tin về kinh phí, định mức,… để có thể triển khai tốt nhất nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ và công tác quản lý, sử dụng kinh phí.
 
Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 sử dụng lượng kinh phí lớn trên phạm vi cả nước. Để quản lý và sử dụng kinh phí cuộc Tổng  điều tra chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các  quy định về tài chính và ngân sách hiện hành. Đồng thời cần tăng cường, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo các cấp cũng như vai trò giám sát, đóng góp ý kiến của người dân với tư cách là người đóng thuế cho ngân sách nhà nước và được thụ hưởng chi tiêu từ ngân sách. Triển khai thực hiện đồng bộ và triệt để các hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí nêu trên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thành công./.
 
 Phạm Hoài Nam
Vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính - TCTK

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top