Một số hoạt động thống kê nổi bật trong năm 2018

17/05/2019 - 02:53 PM
  1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai kế hoạch công tác ngành Thống kê năm 2018
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ NỔI BẬT TRONG NĂM 2018

Tháng 1 năm 2018, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2018, ngành Thống kê đã vinh dự được đón Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định sự quan tâm, trân trọng, chia sẻ những khó khăn với Ngành cũng như trân trọng những sản phẩm thông tin của ngành Thống kê. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngành Thống kê có vị trí quan trọng, là nơi cho kết quả đầu ra của cả nền kinh tế với những số liệu khách quan, trung thực. Những sản phẩm của ngành Thống kê đã giúp cho việc hoạch định các chiến lược, công tác qui hoạch, kế hoạch của quốc gia và từng ngành, từng địa phương. Từ đó hình thành nên những cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt, số liệu thống kê đã giúp cho việc điều hành, chỉ đạo những vấn đề nổi cộm trong từng thời kỳ.
Cũng tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2018 là năm có vị trí bản lề quan trọng trong thực hiện hoạch định chính sách của những năm tiếp theo trong bối cảnh toàn hệ thống hành chính Nhà nước đang quyết tâm thực hiện tốt phương châm hoạt động của Chính phủ là “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”. Chính vì vậy, ngành Thống kê cần nâng cao hơn nữa chất lượng số liệu thống kê, đặc biệt là công tác đánh giá, dự báo kinh tế vĩ mô theo ngành, lĩnh vực nhằm có được những kịch bản tăng trưởng rõ nét phục vụ cho việc điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
 
  1. Sôi động hoạt động hợp tác quốc tế song phương
Năm 2018, hoạt động hợp tác song phương của ngành Thống diễn ra khá sôi động. Cụ thể: kết và triển khai “Chương trình hợp tác kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông cho Thống kê chính thức” với quan Thống kê Nhật Bản; Ký kết và triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cải thiện hệ thống Thống quốc gia Việt Nam” cho Tổng cục Thống kê do Chính phủ Italia tài trợ; và các hoạt động hợp tác với Thống kê các nước và các tổ chức như: Hội thảo đánh giá hiệu quả hợp tác giữa Tổng cục ThốngViệt Nam với ThốngThổ Nhĩ Kỳ; Hỗ trợ đào tạo về thống kê cho đoàn ThốngLào; Thiết lập quan hệ hợp tác song phương với Thống kê Ô-man; Phối hợp với Thống kê Đan Mạch xây dựng đề xuất hỗ trợ kỹ thuật trong nh vực dữ liệu hành chính; Hợp tác với Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), thiết lập lại hợp tác với INSEE để hỗ trợ nâng cao ng lực thống kê cho nh vực thống kê tài khoản quốc gia.
 
  1. Hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Thống kê
Sau 2 năm Luật Thống kê 2015 có hiệu lực thi hành (tháng 7/2016), việc triển khai thực hiện Luật đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Chất lượng thông tin thống kê từng bước được nâng cao, phục vụ kịp thời yêu cầu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các địa phương; cơ bản hoàn thiện các văn bản pháp lý thực thi dưới Luật; nhiều đề án nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê đã được thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất số liệu thống kê; công tác đổi mới tổ chức thống kê được triển khai có hiệu quả…
Một số văn bản pháp lý về hoạt động Thống kê được ban hành trong năm 2018, cụ thể như: Nghị định số 60/2018/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; Quyết định số 11/2018/QĐ- TTg về phân loại tiêu dùng theo mục đích hộ gia đình Việt Nam; Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam; Quyết định 501/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê Nhà nước giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Những văn bản pháp lý dưới Luật được ban hành là căn cứ pháp lý quan trọng để ngành Thống kê triển khai công tác thống kê toàn diện, đồng bộ, hệ thống, bài bản, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê phục vụ tốt công tác quản lý điều hành đất nước.
 
  1. Tổ chức thành công Hội nghị Tổng điều tra dân số thế giới lần thứ 29 tại Đà Nẵng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ NỔI BẬT TRONG NĂM 2018 1

Tháng 7 năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Tổng điều tra quốc giaThốngliên khu vực châu Á - Thái Bình Dương-Hoa Kỳ (ANCSDAAP) quan Thống kê Hàn Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng điều tra dân số thế giới lần thứ 29 (PCC29) tại Đà Nẵng. Hội nghị có sự tham gia của 18 cơ quan Thốngquốc gia; 7 tổ chức, trường học, viện nghiên cứu, đào tạo thốngquốc tế. Với chủ đề “Các cách thức tiếp cận mới để nâng cao chất lượng Tổng điều tra dân số chu kỳ 2020”, Hội nghị có 10 phiên họp, 22 bài trình bày về các nội dung liên quan đến tất cả các khâu của quá trình thực hiện Tổng điều tra từ xây dựng kế hoạch, lựa chọn mẫu, thu thập, xử lý, phổ biến và sử dụng số liệu.
Đây là một trong những hội thảo mang tầm quốc tế và được đánh giá là thành công, với sự tham gia và đồng chủ trì của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, Chủ tịch ANCSDAAP và Tổng vụ trưởng, Vụ quản lý điều tra, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc. Những nội dung được thảo luận và chia sẻ tại Hội nghị là kết quả của quá trình nghiên cứu và tổng kết từ thực tế trong nhiều năm qua tại các quốc gia và là bài học kinh nghiệm quý đối với các nước đang trong quá trình thiết kế để chuẩn bị thực hiện đổi mới Tổng điều tra dân số trong thời gian tới.
 
  1. Công bố kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017
Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 được Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra vào thời điểm 01/7/2017. Theo đúng kế hoạch, sáng ngày 19/9/2018, Tổng cục Thống kê đã tổ chức Họp báo công bố kết quả chính thức cuộc Tổng điều tra này. Kết quả TĐTKT năm 2017 đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Theo Kết quả chính thức cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017, số lượng đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo tiếp tục tăng, tập trung khu vực dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Độ tuổi và trình độ chuyên môn được đào tạo của lao động trong các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp được nâng lên. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp tiếp tục tăng. Khu vực doanh nghiệp không chỉ tăng về số lượng, mà còn tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề mới; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường. Kết quả Tổng điều tra cũng cho thấy bức tranh rõ nét của nền kinh tế thể hiện trên một số lĩnh vực: Hoạt động của các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô, mô tô; hoạt động của các chi nhánh, công ty con nước ngoài có trên 50% vốn góp thuộc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoạt động gia công hàng hóa…
Tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đã nhấn mạnh: Trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để nền kinh tế đứng vững, phát triển thành công phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ lao động có trình độ, biết đổi mới sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới, chính vì vậy, Chính phủ phải đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó tập trung đào tạo đội ngũ thực hành giỏi để đáp ứng nhu cầu lao động trong xu thế vận hành CMCN 4.0. Đây cũng là nhiệm vụ để thực hiện ba khâu then chốt của nền kinh tế: Đổi mới thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
  1. .Chính phhọp o Công bBchtiêu đánh giá mức đphát triển doanh nghiệp
Ngày 13/10/2018, đúng ngày“Doanh nhân Việt Nam”, Văn phòng Chính phủ (Ban chỉ đổi mới và phát triển doanh nghiệp) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức họp báo Công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010-2017. Bộ chỉ tiêu này do Tổng cục Thống kê biên soạn đã đưa ra được bức tranh về tình hình phát triển doanh nghiệp. Cùng với những chỉ số đã có (PCI, PAPI…), Bộ chỉ tiêu sẽ giúp Chính phủ và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương biết được tình hình phát triển doanh nghiệp của đất nước, địa phương; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Tại buổi họp báo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trực tiếp là Tổng cục Thống kê tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương nghiên cứu, hoàn thiện Bộ chỉ tiêu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, đảm bảo tính xác thực cao nhất. Đồng thời, hàng năm đúng ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam sẽ công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và địa phương; từ năm 2018 sẽ xuất bản Sách Trắng về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam.
 
  1. Sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê với một số cơ quan Bộ, ngành
Tháng 11/2018, Tổng cục Thống kê đã tổ chức Sơ kết 2 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thống kê với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giữa Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế. Qua đánh giá, công tác này đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực và có thể coi là hình mẫu cho việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành.
Bên cạnh thực hiện các Quy chế phối hợp đã ký với một số Bộ, ban, ngành, trong năm 2018, Tổng cục Thống kê tiếp tục ký Quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tính đến thời điểm tháng 12/2018, Tổng cục Thống kê đã ký quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin với 13 Bộ, ngành.
 
  1. Phiên họp thứ nhất về công tác chuẩn bị thực hiện Tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng  điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đã tổ chức Phiên họp thứ nhất nhằm rà soát công tác chuẩn bị thực hiện Tổng điều tra. Kết luận tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng và những điểm mới trong Tổng điều tra lần này; đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục tăng cường phối hợp với  Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm thực hiện tốt cuộc Tổng điều tra. Phó Thủ tướng cũng đồng ý với những đề xuất của Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, đặc biệt là việc tổ chức họp trực tuyến vào tháng 3/2019 giữa Ban chỉ đạo cấp tỉnh, trong đó có sự tham gia của cấp ủy tại các địa phương, nhằm quán triệt và giao nhiệm vụ thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
 
  1. Tiến hành lập bảng kê hộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra dân số nhàm 2019, Ban chỉ đạo Tổng điu tra các cấp đã tiến hành triển khai công tác lập bảng kê hộ và lập bảng nhân khẩu đặc thù tất cả các địa bàn trong cả nước. Công tác lập bảng được tiến hành trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ tháng 12/2018 và kết thúc vào đầu tháng 1/2019. Đâybước chuẩn bị quan trọng cho việc tiến hành Tổng điu tra dân số nhàm 2019 trên phạm vi cả nước, thông tin từ lập bảng kê sẽ giúp xác định rõ số nhà, số hộ của địa bàn điều tra, số nhân khẩu thực tế thường trú của hộ của cả địa bàn.
 
  1. Hội nghị thống kê Bộ, ngành năm 2018
Tháng 12/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tổ chức Hội nghị thống kê Bộ, ngành năm 2018. Hội nghị được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá công tác thống kê Bộ, ngành giai đoạn 2014-2018 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đến dự và chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Ngành Thống kê, những quyết sách xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đều có sự đóng góp rất lớn của ngành Thống kê, trong đó có thống kê tập trung ở Tổng cục Thống kê, thống kê ở địa phương và thống kê Bộ, ngành. Trong khuôn khổ Hội nghị, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thống kê và các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ thực hiện các công tác: Phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin; thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thống kê; khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê Bộ, ngành. Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê nghiên cứu chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thống kê toàn quốc năm 2019 và nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác thống kê trong tình hình mới./.

 
Thu Hòa

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top