Hội nghị Công bố báo cáo điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 "Hành trình để thay đổi"

14/07/2020 - 04:31 PM

Ngày 14/7/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp với Bộ Lao động Thương bình & Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Hội nghị Công bố báo cáo điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 "Hành trình để thay đổi". Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; ông Phạm Quang Vinh - Phó Tổng cục trưởng TCTK (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); bà Naomi kitahara - Trưởng đại diện UNFPA; bà Robyn Madie, Đại sứ Úc tại Việt Nam cùng đại diện các cơ quan liên quan.

Hội nghị Công bố báo cáo điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019  

Ông Phạm Quang Vinh - Phó tổng cục trưởng TCTK phát biểu tại Hội nghị

Mục đích của Điều tra giúp hiểu hơn về những điều đã thay đổi và chưa thay đổi kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất năm 2010, cũng như những việc cần phải thực hiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.

Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, qua thực hiện trên gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 thuộc 500 địa bàn, ở 63 tỉnh, thành phố thì. cứ 3 phụ nữ có gần 2 phụ nữ (62,9%) phải chịu đựng một hình thức bạo lực gia đình nào đó. Hầu hết bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam thường do chồng gây ra.

Tỷ lệ phụ nữ bị chồng/bạn tình bạo lực tình dục trong đời năm 2019 chiếm 13,3% cao hơn so với năm 2010 (9,9%). Điều này đặc biệt đúng ở nhóm phụ nữ trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24 (13,9% năm 2019 so với 5,3% năm 2010). Mặc dù điều này phản ánh sự gia tăng của tình trạng bạo lực nhưng cũng có thể là kết quả của sự thay đổi xã hội mà ở đó, phụ nữ cởi mở hơn khi nói về chủ đề tình dục và bạo lực tình dục. 4,4% phụ nữ cho biết họ đã bị lạm dụng tình dục trước tuổi 15. Do đó, trong tương lai cần có nghiên cứu và phân tích sâu hơn để xác định được đúng xu hướng này.

Tất cả các hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra đối với phụ nữ khuyết tật đều cao hơn so với phụ nữ không khuyết tật. Một phần ba phụ nữ khuyết tật (33,0%) từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác so với một phần tư (25,3%) phụ nữ không bị khuyết tật.

Kết quả báo cáo cũng cho thấy bạo lực đối với phụ nữ vẫn bị che giấu. Một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.

Trẻ em cũng là nạn nhân khi sống trong môi trường bạo lực. Trong số phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác, 61,4% cho biết con cái họ đã từng chứng kiến hoặc nghe thấy bạo lực. Phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục nói rằng con cái họ (5-12 tuổi) thường có các vấn đề về hành vi.

 Hội nghị Công bố báo cáo điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

Toàn cảnh Hội nghị

Hiện, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra đa quốc gia về tình hình sức khỏe của phụ nữ và bạo lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Quang Vinh hy vọng với kết quả nghiên cứu lần đầu tiên đưa ra các thông tin thống kê về mức độ phổ biến của bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam như: Các hậu quả về sức khỏe do bạo lực gia đình; các yếu tố rủi ro phòng ngừa bạo lực; cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ sử dụng đã đưa ra bức tranh về xu hướng thay đổi trong 10 năm qua. Kết quả điều tra thông tin lần này là thông tin hữu ích giúp cơ quan chính phủ, các nhà nghiên cứu trong phân tích đánh giá thực trạng bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam. Đặc biệt đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu chính phủ trong thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến bình đẳng giới tại Việt Nam.

Theo ông Phạm Quang Vinh, bạo lực đối với phụ nữ là một chủ đề nghiên cứu nhạy cảm khó có thể đo đếm, diễn giải như các chủ đề điều tra thông tin kinh tế - xã hội thông thường khác mà TCTK đang thực hiện và là thách thức lớn đối với TCTK khi thực hiện nghiên cứu này. Với tính chất nhạy cảm trong các chủ để nghiên cứu về tập quán xã hội đối với đối tượng điều tra và trong việc trả lời các thông tin nên việc chuẩn bị thực hiện nghiên cứu, định lượng của TCTK rất công phu và thận trọng trong quá trình tổ chức điều tra thực hiện nghiên cứu này. Đặc biệt đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các vấn đề liên quan về an toàn đạo đức trong nghiên cứu bạo lực đối với phụ nữ./.

 Hội nghị Công bố báo cáo điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

Đại diện Tổng Cục Thống kê giới thiệu nghiên cứu định lượng

trong hợp phần nghiên cứu của Điều tra

 

M.T

 


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top