Một số nội dung chủ yếu của Phương án điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

19/03/2024 - 10:51 AM
Phương án điều tra dân số nhà ở giữa kỳ năm 2024 được ban hành theo Quyết định số 629/QĐ-TCTK ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Thực hiện phương án, từ ngày 01/4/2024, TCTK bắt đầu thực hiện thu thập thông tin cuộc điều tra.
 
Mục đích của cuộc điều tra
 
Điều tra dân số nhà ở giữa kỳ năm 2024 (viết gọn là Điều tra DSGK 2024) được thực hiện nhằm các mục đích:
 
- Thu thập thông tin về dân số nhà ở làm sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số nhà ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2026 - 2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.
 
- Cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân sốnhà ở năm 2019 (viết gọn là Tổng điều tra 2019); làmsở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 - 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích dự báo quá trình phát triển dân số nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước từng địa phương; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.
Yêu cầu điều tra
 
Cuộc điều tra được tiến hành đảm bảo các yêu cầu: Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án. Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê. Quản lý sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu thông tin liên quan đến dân số của các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (đối với các chỉ tiêu dân số phân tổ đến cấp tỉnh, cấp huyện); đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.
Phạm vi điều tra
 
Điều tra DSGK 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh, thành phố), gồm tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện) ngoại trừ 4 huyện đảo nhỏ là: Bạch Long Vỹ (thành phố Hải Phòng); Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị); Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng); Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra của Điều tra DSGK 2024 bao gồm: (i) Hộ dân cư (bao gồm cả thông tin về nhà ở của hộ). (ii) Nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ở tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội công an.
Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra của Điều tra DSGK 2024 là hộ dân cư (viết gọn là hộ). Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ở chung ăn chung. Đối với hộ từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ thể hoặc không quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; hoặc không quỹ thu - chi chung.
Loại điều tra
 
Điều tra DSGK 2024 là cuộc điều tra chọn mẫu, mẫu được thiết kế đảm bảo mức độ đại diện đến cấp huyện đối với chỉ tiêu về quy mô dân số cấp tỉnh đối với các chỉ tiêu còn lại. Điều tra DSGK 2024 sử dụng dàn mẫu tổng thể của Tổng điều tra 2019 làm dàn chọn mẫu.
 
Thời điểm điều tra: 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
 
Thời gian thu thập thông tin: Thời gian thu thập thông tin trong Điều tra DSGK 2024 bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2024 đến ngày 30 tháng 4 năm 2024.
Phương pháp thu thập thông tin
 
Điều tra DSGK 2024 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên (ĐTV) đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh (CAPI).
 
Một số trường hợp đặc biệt, đối với những đối tượng điều tra không thể tiếp cận trực tiếp hoặc tiếp cận nhiều lần không được, Cục trưởng Cục Thốngquyết định lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp bằng cách gửi mẫu phiếu giấy hoặc phiếu điện tử (CAPI hoặc Webform) để đối tượng điều tra tự cung cấp thông tin.
Người cung cấp thông tin
 
Chủ hộ (hoặc người trưởng thành am hiểu về các thành viên trong hộ khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin của hộ thành viên hộ. Đối với những thông tin về thành viên hộ mà chủ hộ không nắm chắc, ĐTV gặp phỏng vấn trực tiếp thành viên hộ thu thập thông tin.
 
Khi thu thập thông tin về nhà ở, điều tra viên hỏi chủ hộ (hoặc người cung cấp thông tin) kết hợp với quan sát trực tiếp ngôi nhà hoặc căn hộ để ghi kết quả vào phiếu điều tra. Thông tin về lịch sử sinh phải hỏi trực tiếp đối tượng điều tra là nữ từ 10 - 49 tuổi. Đối với những người tạm vắng trong suốt thời gian điều tra, điều tra viên thể hỏi những người khác trong hộ, hoặc dựa vào những tài liệu do người thân hoặc chính quyền cung cấp để ghi thông tin vào phiếu điều tra.
Nội dung điều tra
 
Điều tra DSGK 2024 thu thập thông tin về 7 nội dung chính sau: (i) Thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ; (ii) Thông tin về di cư; (iii) Thông tin về giáo dục; (iv) Thông tin về hôn nhân; (v) Thông tin về lịch sử sinh của nữ từ 10 - 49 tuổi; (vi) Thông tin về người chết của hộ; (vii) Thông tin về nhà ở điều kiện sống của hộ.
Phiếu điều tra
 
Điều tra DSGK 2024 sử dụng 03 loại phiếu để thu thập thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư thu thập thông tin phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu, cụ thể như sau:

Phiếu 01/DSGK-BK: Thu thập các thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư.

Phiếu 02/DSGK-PN: Thu thập thông tin nhân khẩu học di cư của dân số, thông tin về người chết trong vòng 5 năm nhà ở của hộ.

Phiếu 03/DSGK-PD: Ngoài các thông tin như Phiếu 02/DSGK-PN, bổ sung thu thập các thông tin về tình trạng hôn nhân, giáo dục của thành viên hộ; lịch sử sinh của nữ từ 10-49 tuổi, thông tin về nhà ở điều kiện sống của hộ.

Phân loại thống sử dụng trong điều tra
 
Điều tra DSGK 2024 sử dụng các danh mục bảng phân loại thống kê như sau:
 
1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ những thay đổi đã được Tổng cục Thống kê cập nhật đến thời điểm điều tra;
 
2. Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
 
3. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
 
4. Danh mục các tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhậncấp đăng hoạt động đến thời điểm điều tra;
 
5. Danh mục quốc gia vùng lãnh thổ;
 
6. Bảng chuyển đổi năm âm lịch sang năm dương lịch;
 
7. Bảng chuyển đổi trình độ văn hoá phổ thông.
Quy trình xử lý thông tin
 
Thông tin trên phiếu điện tử được điều tra viên (ĐTV) hoàn thành gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê. Tại đây, dữ liệu được giám sát viên cấp huyện, tỉnh trung ương kiểm tra, duyệt nghiệm thu.
 
Dữ liệu được kiểm tra, nghiệm thu (duyệt) bởi các giám sát viên (viết tắtGSV) huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (viết gọn là GSV cấp huyện), GSV cấp tỉnh GSV cấp trung ương.
 
Dữ liệu sau khi làm sạch được tích hợp với các nguồn dữ liệu hành chính (dữ liệu xuất nhập cảnh, dữ liệu từ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...) của các bộ, ngành liên quan phục vụ việc biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi thu thập thông tin của cuộc điều tra.
Tổng hợp kết quả điều tra
 
Kết quả điều tra được tổng hợp theo mẫu biểu phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê được phân công theo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Cục Thu thập dữ liệu Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (Cục TTDL) chủ trì xây dựng phần mềm, công cụ để tổng hợp các chỉ tiêu theo mẫu biểu./.
 Nguồn: Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng CNTT thống kê;
Ảnh: Cục Thống kê kê TP. Hải Phòng

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top