Tổng cục Thống kê chuẩn bị tiến hành Điều tra người khuyết tật năm 2023

08/08/2023 - 12:40 PM

Từ 1/9/2023, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành Điều tra người khuyết tật trên phạm vi toàn quốc. Đây là cuộc điều tra trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia (được tiến hành 5 năm 1 lần với các năm có số đuôi là 3 và 8) nhằm thu thập thông tin về người khuyết tật phục vụ hoạch định chính sách đảm bảo quyền của người khuyết tật, giám sát và đánh giá việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về người khuyết tật; đồng thời phục vụ biên soạn chỉ tiêu thống kê quốc gia về người khuyết tật.


Theo đó, yêu cầu đặt ra đối với cuộc điều tra đó là: Thực hiện điều tra đúng các nội dung quy định trong Phương án; Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê; Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu biên soạn chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ người khuyết tật” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các chỉ tiêu khác liên quan đến người khuyết tật; đảm bảo so sánh quốc tế.

Điêu tra người khuyết tật năm 2023 là cuộc điều tra chọn mẫu kết hợp với điều tra toàn bộ. 
Trong Điều tra người khuyết tật năm 2023, đối tượng điều tra được xác định là: Hộ dân cư; Thành viên hộ dân cư; Người khuyết tật đang thực tế thường trú tại các cơ sở bảo trợ/chăm sóc người khuyết tật; Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); Trường tiểu học, trung học cơ sở đóng tại địa bàn xã; Trạm y tế xã.

Đơn vị điều tra bao gồm: Hộ dân cư; Cơ sở bảo trợ/chăm sóc người khuyết tật; UBND xã; Trường tiểu học, trung học cơ sở đóng tại địa bàn xã;  Trạm y tế xã.

Thời điểm thu thập thông tin được qui định là ngày điều tra viên (ĐTV), đội trưởng trực tiếp đến phỏng vấn đơn vị điều tra và ghi thông tin vào phiếu; thời gian điều tra từ ngày 01/9 đến ngày 31/10/2023.

 Điều tra khuyết tật năm 2023 sử dụng hình thức thu thập thông tin trực tiếp, trong đó:

- Đối với phiếu hộ (Phiếu 01-HO): Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. ĐTV đến từng hộ dân cư, gặp trực tiếp đối tượng điều tra để phỏng vấn, kết hợp quan sát và ghi thông tin vào phiếu điều tra trên thiết bị điện tử di động (CAPI).

- Đối với phiếu cơ sở bảo trợ/chăm sóc người khuyết tật (Phiếu 02-CS): Áp dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp. ĐTV gặp người có trách nhiệm tại cơ sở bảo trợ/chăm sóc người khuyết tật để thu thập thông tin và điền thông tin vào phiếu điều tra được thiết kế trên Trang thông tin điện tử của cuộc điều tra (Phiếu Webform).

- Đối với UBND xã, trường học, trạm y tế (Phiếu 03-XA, Phiếu 04-TH, Phiếu 05-YT): Áp dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp. Đội trưởng gặp những người có trách nhiệm tại UBND xã, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế xã để thu thập thông tin và ghi thông tin vào phiếu CAPI.

 Nội dung điều tra chủ yếu:

Đối với hộ dân cưĐiều tra thu thập thông tin về tình hình cơ bản của hộ, thành viên của hộ:

- Thông tin về nhân khẩu học; điều kiện sống; việc làm; giáo dục; chăm sóc sức khỏe; bảo đảm cuộc sống gia đình; nhu cầu trợ giúp; tiếp cận công nghệ thông tin; chính sách và các chương trình bảo trợ xã hội; đánh giá về sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật.

- Thông tin xác định khuyết tật, loại tật, nguyên nhân khuyết tật, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.

Đối với các cơ sở bảo trợ/chăm sóc người khuyết tật: Thu thập thông tin về người khuyết tật gồm thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật, thời gian chăm sóc tại cơ sở ...

Đối với UBND xã, trường học và trạm y tếThu thập thông tin về người khuyết tật; hoạt động triển khai Luật người khuyết tật và các chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật tại địa phương.

Tổ chức điều tra

Về công tác chuẩn bị

 - Chọn, rà soát và cập nhật mẫu điều tra: Cục Thu thập dự liệu và ứng dụng công nghệ thông tin (TTDL) thực hiện phân bổ, chọn và gửi danh sách các địa bàn mẫu điều tra tới Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cục Thống kê). Cục Thống kê rà soát, cập nhật địa bàn điều tra, cập nhật bảng kê hộ và chọn hộ điều tra, lập danh sách trường học, trạm y tế trên địa bàn xã theo hướng dẫn.

 - Tuyển chọn điều tra viên và đội trưởng: Điều tra người khuyết tật năm 2023 là cuộc điều tra có nội dung nhạy cảm, phức tạp nên ĐTV và đội trưởng đội điều tra phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh nghiệm tốt trong điều tra thu thập thông tin thống kê, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khoẻ.

Căn cứ vào số lượng đơn vị điều tra, tiến độ công việc và đặc điểm của địa phương, Cục Thống kê chủ động tuyển chọn đội trưởng, ĐTV.

- Tập huấn nghiệp vụ: Cấp trung ươngTổng cục Thống kê tổ chức 02 hội nghị tập huấn về nghiệp vụ (2 ngày) và công nghệ thông tin (01 ngày). Tập huấn cấp tỉnh, Cục Thống kê tổ chức 02 hội nghị tập huấn về nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho lực lượng tham gia điều tra ở địa phương, gồm: Giám sát viên, lãnh đạo Chi cục Thống kê cấp huyện có địa bàn điều tra, đội trưởng và ĐTV.

Công tác kiểm tra, giám sát

Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra.

Cục TTDL chịu trách nhiệm xây dựng trình Lãnh đạo Tổng cục và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tổng cục Thống kê. Lực lượng giám sát, kiểm tra bao gồm lãnh đạo và công chức, viên chức của Cục TTDL, Vụ XHMT, Vụ Kế hoạch tài chính và các đơn vị liên quan.

Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát tại địa phương. Lực lượng kiểm tra, giám sát ở địa phương là lãnh đạo, công chức Phòng Thu thập thông tin thống kê, Phòng Thống kê Xã hội và các phòng liên quan khác.

Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ chức và thực hiện các quy trình điều tra, thực hiện quy định đến phỏng vấn đúng hộ đã phân công, cách phỏng vấn và điền phiếu điện tử, chất lượng phiếu điều tra, việc chấp hành các quy định khác trong Phương án điều tra.

Giám sát viên cấp tỉnh kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện điều tra của các đội điều tra theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin phiếu điều tra đã hoàn thành, hỗ trợ đội trưởng, ĐTV chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.

Giám sát viên cấp trung ương kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện điều tra của các Cục Thống kê theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các đơn vị điều tra đã được giám sát viên cấp tỉnh xác nhận nghiệm thu, hỗ trợ ĐTV và giám sát viên cấp tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử và Trang thông tin của cuộc điều tra.

  Nghiệm thu và xử lý thông tin

Cục TTDL chủ trì nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi cả nước; Cục Thống kê chủ trì nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi tỉnh, thành phố.

Cục TTDL chủ trì phối hợp với Vụ XHMT và Cục Thống kê thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả điều tra; thực hiện tính quyền số và tổng hợp kết quả đầu ra theo yêu cầu.

 Tổ chức thực hiện

- Cục TTDL: Chủ trì, phối hợp với Vụ XHMT và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai cuộc điều tra gồm: Xây dựng phương án điều tra; phiếu điều tra; thiết kế và chọn mẫu; xây dựng các chương trình phần mềm (bao gồm việc yêu cầu xây dựng chương trình và kiểm thử phần mềm); biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra và hướng dẫn sử dụng phần mềm; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu dữ liệu điều tra; tính quyền số suy rộng; tổng hợp kết quả điều tra...

- Vụ XHMT: Chủ trì xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra, kiểm tra hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra, phân tích và chuẩn bị công bố kết quả điều tra. Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, phiếu điều tra, xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, tổ chức tập huấn, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu.

- Vụ Kế hoạch tài chính: Chủ trì, phối hợp với Cục TTDL, Vụ XHMT dự trù kinh phí điều tra; hướng dẫn sử dụng, quản lý và quyết toán kinh phí điều tra.

- Văn phòng Tổng cục Thống kê: Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn cấp trung ương, thực hiện công tác giám sát, biên soạn, phát hành báo cáo kết quả điều tra.

- Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê: Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra cuộc điều tra theo kế hoạch được phê duyệt.

- Cục Thống kê: Tổ chức, chỉ đạo toàn diện cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh, thành phố từ khâu rà soát cập nhật đơn vị điều tra; tuyển chọn; tập huấn cho ĐTV, đội trưởng và GSV; thu thập thông tin; giám sát, kiểm tra; nghiệm thu phiếu điều tra...

 P.V tổng hợp

.


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top