Kết quả thực hiện hệ thống phổ biến số liệu chung năm 2018

15/05/2019 - 09:30 AM
Thực hiện và cập nhật Hệ thống phổ biến số liệu chung tăng cường (e-GDDS)
Thực hiện e-GDDS, các bộ, ngành đã chủ động và tích cực triển khai các công việc thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng số liệu thống kê, từng bước tiếp cận yêu cầu Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS). Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia khi tham gia GDDS và e-GDDS là duy trì và cập nhật bộ dữ liệu chú giải (metadata) mới và chính xác trên Bảng tin Phổ biến số liệu của IMF (DSBB), đồng thời phổ biến trên website của cơ quan Thống kê quốc gia. Các bảng metadata cần thể hiện được thông tin v các điu kiện tiên quyết của chất lượng thông qua năm khía cạnh liên quan là: Tính thống nhất, phương pháp luận đúng đắn, tính chính xác và độ tin cậy của số liệu, tính bảo trì số liệu và khả năng tiếp cận số liệu. Bên cạnh đó còn khuyến khích các cơ quan sản xuất và phổ biến số liệu thể hiện các cải tiến gần đây trong việc thu thập, tổng hợp và phổ biến số liệu của từng lĩnh vực, đưa ra kế hoạch thực hiện việc cải tiến trong ngắn hạn, trung hạn và yêu cầu hỗ trợ v kỹ thuật và tài chính.
Trong năm 2018, các bộ, ngành và Tổng cục Thống kê (TCTK) tiếp tục thực hiện việc cập nhật các bảng metadata thuộc lĩnh vực phụ trách theo hướng bám sát vào cấu trúc của Khung đánh giá chất lượng số liệu (DQAF) và tiếp cận dần với SDDS.
Tổng cục Thống kê đã bổ sung, cập nhật kịp thời những thay đổi v thời gian phổ biến thông tin theo chu k hàng tháng, hàng quý; xác định kế hoạch hành động, nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng số liệu thống kê từng chỉ tiêu theo tiêu chuẩn SDDS. Theo đó, TCTK nghiên cứu, cập nhật những thay đổi của Tài khoản quốc gia 2008 cho Việt Nam, đưa ra các tính toán v GDP quý theo phương pháp sử dụng cuối cùng theo giá hiện hành và so sánh, lập tài khoản hiện hành theo khu vực thể chế, bổ sung thống kê Khu vực kinh tế chưa được quan sát. Đặc biệt, từ quý III/2018 Tổng cục Thống kê biên soạn và phổ biến báo cáo tình hình kinh tế - xã hội theo quý, trong đó công bố đầy đủ, công khai số liệu GDP theo từng quý, đáp ứng yêu cầu v tính định k và tính kịp thời của SDDS.
Bên cạnh đó, số liệu xuất, nhập khẩu hàng hóa được thu thập dựa trên Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam sử dụng Hệ thống điu hòa (HS 6 chữ số) của Tổ chức Hải quan Thế giới và thường xuyên cập nhật theo phiên bản mới (phiên bản hiện đang sử dụng là HS 2017). Ban hành và thực hiện nghiêm túc Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2018 của TCTK, trong đó có nhiu chỉ tiêu thuộc Hệ thống phổ biến số liệu chung như: Tổng sản phẩm trong nước; chỉ số sản xuất công nghiệp; dân số, lao động, việc làm, thất nghiệp; chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất; xuất nhập khẩu... Với vai trò là cơ quan đầu mối v e-GDDS, Tổng cục Thống kê đã xây dựng thử nghiệm Trang tóm tắt quốc gia (NSDP) của Việt Nam, dự kiến sẽ đăng tải trên trang Thông tin điện tử của TCTK trong 6 tháng đầu năm 2019.
Một số bộ, ngành đã thực hiện việc cập nhật e-GDDS như Ngân hàng nhà nước (NHNN) đến nay đã cập nhật hoàn chỉnh 9 bảng dữ liệu chú giải thuộc lĩnh vực phụ trách. Hàng năm đu bổ sung những thay đổi và đưa ra kế hoạch cải tiến trong ngắn hạn và trung hạn, thể hiện sự nghiêm túc và tích cực của NHNN trong việc tham gia e-GDDS. NHNN cũng quan tâm chú trọng hoạt động phổ biến thông tin đáp ứng yêu cầu của e-GDDS, tiến tới tham gia SDDS. Trong năm 2018, NHNN đã cập nhật, bổ sung những thay đổi liên quan đến 5 khía cạnh nêu trên đối với các bảng metadata v Khảo sát tổ chức tin gửi; Tỷ giá hối đoái; Cán cân thanh toán; Nợ và trả nợ nước ngoài; đưa ra những cải tiến gần đây cũng như các kế hoạch cải tiến ngắn hạn, trung hạn và dài hạn v nợ và trả nợ nước ngoài; thuế đầu tư quốc tế; cán cân thanh toán.
Cùng với việc cập nhật hoàn thiện các bảng metadata, hoạt động phổ biến thông tin cũng được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Hiện nay, NHNN công bố các số liệu kinh tế vĩ mô và tài chính lựa chọn cho công chúng thông qua Báo cáo Thường niên công bố số liệu v tin tệ, cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ giá hối đoái công khai trên cổng thông tin điện tử của NHNN, giúp cho các tổ chức, nhân trong ngoài nước có thể tiếp cận thuận lợi, thường xuyên liên tục. Bên cạnh đó, các số liệu cùng với các chú thích v tỷ giá hối đoái, vị thế tại Quỹ, khả năng thanh toán quốc tế, quan tin tệ, các định chế ngân hàng, điu tra ngân hàng và lãi suất cũng được NHNN cung cấp cho IMF để công bố chú thích quốc gia của Việt Nam trên Thống kê tài chính Quốc tế (IFS). Đến nay, các chỉ tiêu thốngCán cân thanh toán thuộc phạm vi e-GDDS đã được thu thập, tổng hợp và công bố đầy đủ; số liệu v vị thế đầu tư quốc tế cũng đã được cung cấp định k cho IMF mặc dù chưa được quy định tại văn bản pháp quy hiện hành. Trong năm 2018, NHNN đã vận hành hiệu quả gói thầu SG4 của Dự án Thông tin Quản lý và Hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) v ”Quản trị cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu và các ứng dụng liên quan cho NHNN”. Nhờ vậy, NHNN đã xây dựng được một hệ thống thông tin hiện đại, tương đối hoàn chỉnh để hỗ trợ tích cực cho điu hành chính sách tin tệ và công tác thanh tra, giám sát an toàn hệ thống ngân hàng.
Bộ Tài chính bên cạnh việc rà soát và cập nhật kịp thời các bảng metadata thuộc lĩnh vực phụ trách đã rất chú trọng hoạt động công bố và phổ biến các chỉ tiêu, số liệu theo khuyến nghị của e-GDDS. Số liệu quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016, ước thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2017 và tình hình nợ công của Việt Nam đã được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính; kế hoạch và kết quả phát hành Trái phiếu Chính phủ năm 2018 được thông báo thường xuyên và kịp thời trên Trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước; các chỉ tiêu thống kê liên quan đến thị trường chứng khoán đăng tải định k hàng tháng trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán.
Tuy việc thực hiện e-GDDS đạt những kết quả tiến bộ trong năm 2018, song vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là:
Một là, số liệu thống kê của một số chỉ tiêu v tin tệ, tài khóa vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của e-GDDS, nhất là SDDS v phạm vi, phân tổ, tính kịp thời hay tần suất biên soạn, phổ biến số liệu. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoàn thiện các chỉ tiêu theo lộ trình tham gia SDDS của một số bộ, ngành còn chậm.
Hai là, việc hoàn thiện và cập nhật các bảng dữ liệu chú giải (metadata) của một số chỉ tiêu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố theo cấu trúc của DQAF, còn để trống nhiu mục. Kế hoạch cải tiến, hoàn thiện của một số lĩnh vực, chỉ tiêu còn chung chung, chưa có hành động cụ thể (trong ngắn hạn, trung hạn) để nâng cao chất lượng số liệu và hoạt động phổ biến thông tin theo tiêu chuẩn của IMF.
Ba là, hoạt động phổ biến, công khai số liệu một số chỉ tiêu, nhất là số liệu trong lĩnh vực tin tệ, tài chính đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế do các quy định v bảo mật nên khó khăn trong việc sử dụng và phổ biến rộng rãi ra công chúng như Hoạt động của Ngân hàng Trung ương, Khảo sát tổ chức tin gửi, Tổng dự trữ chính thức…
Từng bước thực hiện lộ trình tham gia SDDS năm 2020
- Tiếp tục thực hiện Luật Thống kê, Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam và các Đ án lớn của ngành Thống kê. Tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo lập đầy đủ cơ chế chính sách, môi trường pháp lý để hệ thống thống kê bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương hoạt động đồng bộ, thống nhất.
- Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành theo quy định của Luật Thống2015. Thực hiện nghiêm Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; thu thập, tính toáncông bố các chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thốngquốc gia, trong đó có các chỉ tiêu thuộc e-GDDS và SDDS.
- Các bộ, ngành và TCTK thực hiện biên soạn, phổ biến các mục số liệu đảm bảo yêu cầu v phạm vi, phân tổ, tần suất, thời gian phổ biến theo khuyến nghị của e-GDDS, đến năm 2020 đáp ứng SDDS theo lộ trình đã xây dựng.
- Các bộ, ngành (nhất là NHNN) cần rà soát, đưa ra khỏi danh mục bảo mật đối với các chỉ tiêu phải công bố theo quy định của Luật Thống kê và theo yêu cầu của e-GDDS/SDDS. Tăng cường phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin giữa TCTK và bộ, ngành trong thực hiện e-GDDS.
- Ban hành quy chế phổ biến thông tin và Lịch phổ biến thông tin thống kê của bộ, ngành; tăng cường phổ biến thông tin trên Trang thông tin điện tử của TCTK và Bộ, ngành. Tổng cục Thống kê, NHNN, Bộ Tài chính và Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Trang dữ liệu tóm tắt quốc gia (NSDP), bao gồm các chỉ tiêu thuộc e-GDDS/SDDS để phổ biến trên Trang thông tin điện tử của TCTK và có đường dẫn tới Bảng tin Phổ biến số liệu (DSBB) của IMF trong 6 tháng đầu năm 2019.
- Bổ sung, hoàn thiện, cập nhật kịp thời, đầy đủ các bảng dữ liệu chú giải đảm bảo cấu trúc và nội dung theo khung DQAF, nhất là những điểm mới, những thay đổi v phạm vi, nguồn thông tin, kế hoạch hành động...
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK), NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến SDDS, xây dựng kế hoạch và trình cấp có thẩm quyn lộ trình tham gia SDDS để đạt mục tiêu Chiến lược phát triển Thống kê đ ra.
- Củng cố đầu mối thực hiện e-GDDS của bộ, ngành. Đ nghị IMF hỗ trợ cho quá trình tham gia SDDS của Việt Nam. Tiến hành khảo sát, học tập kinh nghiệm một số quốc gia v tham gia SDDS./.
(Trích Báo cáo Thực hiện hệ thống phổ biến số liệu chung năm 2018 và kế hoạch năm 2019 của Tổng cục Thống kê)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top