Sức sống mới trên huyện vùng cao Trạm Tấu

22/10/2019 - 10:04 AM
 
Tập trung các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững

Với xuất phát điểm thấp, huyện Trạm Tấu đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Trung ương, của địa phương đxây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tếhội. Trong 5 năm gần đây, từ các nguồn v
ốn Chương trình 30a, 135, nguồn vốn ngân sách địa phương với tổng mức đầu tư hơn 177 tỷ đồng, huyện Trạm Tấu thực hiện nâng cấp xây dựng mới 50,28 km đường tông, mở mới 329,5 km đường đất, các ngầm, tràn, cầu treo. Huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường. Cụ thể, trong 3 năm qua, nhân dân huyện Trạm Tấu đã tình nguyện hiến trên 23 nghìn đất, đóng góp trên 93 nghìn ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa các công trình thủy lợi.
 
Sức sống mới trên huyện vùng cao Trạm Tấu

Suối khoáng nóng tại khu 5, thị trấn Trạm Tấu

Xác định nông - lâm nghiệp sinh kế chính của người dân, 2 năm qua, Huyện đã tổ chức trên 100 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hơn 5 nghìn lượt người, triển khai thực hiện nhiều hình chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân như: Thâm canh ngô trên đất dốc; thử nghiệm, khảo nghiệm các giống lúa lai, lúa thuần mới… Huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách tăng cường hoạt động của các tổ tín dụng, tích cực cho vay tới đối tượng người nghèo, đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, Huyện đã hỗ trợ trực tiếp người dân trên 5 tỷ đồng tiền mua giống lúa, giống ngô, mua máy móc, công cụ phát triển sản xuất.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi 160 ha đất trống để trồng chè shan tuyết; tập trung chăm sóc, thu hái quả sơn tra tươi trên diện tích 850 ha và 149 ha cây thảo quả, hướng đến xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm sơn tra Trạm Tấu. Huyện xây dựng chương trình phát triển và bảo tồn giống gà đen quý hiếm, phát triển chăn nuôi theo hướng bán chăn thả và chăn nuôi theo hướng trang trại để liên kết với các hợp tác xã, trường học tiêu thụ sản phẩm; tăng cường quản lý rừng, đất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái…

Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền Huyện, cùng với cách làm đúng đắn, chương trình giảm nghèo cũng đạt được nhiều kết quả ổn định. Năm 2017 Huyện giảm được 7% hộ nghèo (từ 67% xuống 60%), năm 2018 giảm được 7,15% (xuống còn 52,85%), đến năm 2019 huyện phấn đấu giảm 8,5% hộ nghèo để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020 sớm 1 năm.

Du lịch - hướng mở cho tương lai

Trạm Tấu có rất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, nằm trong vùng du lịch phía Tây của tỉnh với trung tâm là thị xã Nghĩa Lộ. Do đó, tỉnh đang đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là việc đầu tư các tuyến đường kết nối các điểm du lịch từ Nghĩa Lộ đi các huyện phía Tây cũng như sang các tỉnh lận cận (Sơn La, Phú Thọ). Đồng thời, Trạm Tấu cũng sở hữu cảnh đẹp hùng vĩ ngút ngàn của đại ngàn Tây Bắc vẫn còn hoang sơ, trong đó nổi tiếng có thể kể tới đỉnh Chì Nhù, sống khủng long trên đỉnh Xùa. Trạm Tấu còn giữ gìn được những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Mông, Thái cũng sẽ góp phần tạo ra sự độc đáo và khác biệt để hấp dẫn du khách.

Với mục tiêu năm 2019 đón và phục vụ 25.000 lượt khách, huyện Trạm Tấu sẽ tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối với các xã trong Huyện và các huyện, thị xã trong tỉnh.

Trên con đường vươn lên thoát nghèo, con nhân dân các dân tộc Trạm Tấu không chỉ làm nông - lâm nghiệp. Trong tương lai gần, du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển mở ra con đường vươn lên làm giàu cho người dân nơi đây. /.
Trần Ngọc Luận
Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu
 
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top