Thái Nguyên: Phát triển hạ tầng giao thông, chắp cánh cho khát vọng vươn lên

18/08/2023 - 08:43 AM
Với mục tiêu đến năm 2030 sẽ “Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của Khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội”, những năm qua, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên (Ban QLDA) đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh triển khai các dự án xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh. Do vậy, bức tranh toàn cảnh về giao thông vận tải Thái Nguyên đã từng bước hiện đại và trở thành lợi thế thu hút nhà đầu tư.
 
Hạ tầng giao thông được tỉnh Thái Nguyên ưu tiên nguồn lực, phát triển đi trước một bước
để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

 
Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên luôn được xác định “đi trước mở đường” để phát triển kinh tế xã hội. Với phương châm đó, tập thể lãnh đạo, viên chức Ban QLDA đã đoàn kết nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp công góp sức cải thiện sơ sở hạ tầng ở địa phương.
 
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT261 đoạn từ Km1 đến Km20+500 do Ban QLDA Đầu tư xây dựng
các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
 
Trong năm 2022, Ban QLDA đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vốn năm 2022 phù hợp với tiến độ thực hiện giải ngân của các dự án. Xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án đảm bảo việc giải ngân kế hoạch vốn kịp thời, có hiệu quả. Chỉ đạo thực hiện việc thanh, quyết toán, đảm bảo theo khối lượng thi công hoàn thành và tiến độ giải phóng mặt bằng. Tiếp tục quản lý, giám sát có hiệu quả một số dự án của các chủ đầu tư trong tỉnh như: Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Thái Nguyên, UBND thành phố Sông Công…
 
Hệ thống giao thông kết nối với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh
đã và đang tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh. Ảnh: Nguyên Ngọc
 
Ban QLDA đã tiếp tục triển khai thực hiện 06 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, trong đó đã hoàn thành bàn giao 5 dự án, đó là: Dự án Nâng cấp đường Cù Vân - An Khánh - Phúc Hà; Dự án nâng cấp đường Hóa Thượng - Hòa Bình; Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT.266 đoạn từ ngã tư Sông Công đến ngã tư Điềm Thụy; Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT.261 đoạn Km1-Km20; Dự án đường Vành đai V Vùng thủ đô Hà Nội. Ban QLDA tiếp tục triển khai khởi công mới dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc, đây là dự án trọng điểm của tỉnh với tổng mức đầu tư gần 4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện bước chuẩn bị đầu tư 06 dự án mới với tổng mức đầu tư hơn 2,6 nghìn tỷ đồng. Về công tác giải phóng mặt bằng, Ban QLDA đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đang triển khai. Đối với dự án đường liên kết, kết nối liên tỉnh trọng điểm, đã thành lập Ban điều hành dự án nhằm kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, nhất là vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
 
Đoàn kiểm tra Dự án Đường vành đai 5 đoạn từ cầu Xuân Phương đến Quốc lộ 37
thuộc 
địa bàn huyện Phú Bình
 
Có thể nói, tính chủ động, tích cực của Ban QLDA tỉnh Thái Nguyên trong hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đã được thấy rõ ở công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông trong quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Để đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên cần một nguồn lực rất lớn vốn đầu tư, trong đó có nội dung kêu gọi, thu hút vốn tư nhân, nhất là triển khai dự án theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) để khơi thông nguồn lực, gỡ “nút thắt về vốn” trong phát triển kết cấu hạ tầng. Trong thời gian tới, Thái Nguyên cần đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, trong đó ưu tiên lĩnh vực đường bộ; trong đó, phát huy vai trò quan trọng của Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Đây cũng chính là 1 trong 5 giải pháp đột phá được Bộ Giao thông Vận tải xác định trong thực hiện hiệu quả Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải yêu cầu các chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh
tiến độ 
Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
 
Ông Ngô Mạnh Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên cho biết: Việc từng bước hoàn thiện đầu tư các tuyến đường giao thông huyết mạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo bước đột phá để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên với lợi thế là tỉnh liền kề vùng Thủ đô Hà Nội. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng bền vững, gắn kết công nghiệp với khai thác, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, phát triển cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tạo ra động lực, sức lan tỏa rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Tây Nam tỉnh Thái Nguyên nói riêng, khu vực phụ cận Hà Nội và các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang nói chung. Để trong tương lai gần, những đóng góp của Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần không nhỏ, sớm đưa Thái Nguyên trở thành Trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực./.   
                                                                                                       Trọng Nghĩa
 
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top